SẮT QUAN TRỌNG THẾ NÀO VỚI TRẺ NHỎ

  • Vai trò của sắt đối với cơ thể

Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Vì sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển oxy. Khi khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu giảm, dẫn đến thiếu oxy ở các cơ quan gây nên những hiện tượng: hoa mắt, chóng mặt, người luôn uể oải, mệt mỏi, kém tập trung,..lâu dài có thể là cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, suy tim,…

  • Biểu hiện của thiếu sắt

Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Định lượng huyết sắc tố (Hb) nếu dưới 11gHb trong 100ml máu ở trẻ là bị thiếu máu.

Biểu hiện của thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi), móng nhợt nhạt, dễ gãy,..

  • Trẻ thiếu sắt sẽ:

👉 Mất tập trung, mệt mỏi, người gật gù

👉 Biếng ăn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ

👉 Sắt tham gia vào hệ thống miễn dịch nên thiếu sắt sẽ khiến trẻ dễ ốm đau

  • Trẻ cần được bổ sung sắt

Tính theo trọng lượng cơ thể, nhu cầu sắt của trẻ em cao gấp 7 lần người lớn và trẻ cũng là đối tượng dễ thiếu sắt nhất.

Sắt, vitamin A, iot là những chất dễ thiếu và cộng đồng, cơ quan y tế đặc biệt quan tâm. Có những chiến dịch nhắc nhở việc bổ sung iot vào chế độ ăn hay tổ chức cho trẻ uống vitamin A tại trạm y tế phường, nhưng đối với sắt thì các bậc phụ huynh phải nâng cao nhận thức để chủ động bổ sung đủ cho bé.

– Vì lượng sắt ở trẻ sơ sinh lệ thuộc vào sắt của bà mẹ cho nên từ lúc mang thai bà mẹ phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều sắt, có thể uống thêm viên sắt bổ sung nếu ăn uống chưa được đầy đủ.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng.

– Đến 6 tháng cho trẻ ăn bổ sung với đầy đủ các chất dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng), đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C (giúp tăng cường hấp thu sắt).

– Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun sán, không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc (giun móc kí sinh ở ruột non, gây mất máu), tẩy giun định kì cho trẻ 6 tháng một lần.

– Điều trị các bệnh nếu trẻ mắc phải: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai…

– Khi trẻ có các biểu hiện của thiếu sắt: thiếu máu, mệt mỏi, biếng ăn, học kém… cần cho đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Chia sẻ bài viết